Tổng quan Điệu tính

Những phương pháp để tạo nên Điệu tính của một bản nhạc cụ thể là rất khó giải thích và thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, những hợp âm thường xuyên được sử dụng trong các bài nhạc của một Điệu tính cụ thể thường chứa những nốt trong âm giai tương ứng, và chuỗi hợp âm liên tiếp này sẽ hướng người nghe đến Chủ âm của bài nhạc.

Những dấu thăng (giáng) không phải là những kí hiệu đáng tin cậy cho Điệu tín của một bài nhạc. Nó không thể phân biệt giữa Điệu tính trưởng và Điệu tính thứ liên quan; một bài nhạc có thể chuyển đổi sang một Điệu tính khác; Nếu việc chuyển đổi là nhỏ, thì không cần thay đổi dấu hóa ở đầu khuông nhạc, thay vào đó chỉ cần thêm các nốt với dấu hóa là được. Trong một số trường hợp, một bản nhạc có âm giai Mixolydian hay Dorian được viết với dấu hóa trưởng hoặc thứ phù hợp với chủ âm (tonic), và các nốt có dấu hóa trong suốt bản nhạc.

Những bài nhạc có âm giai không liên quan đến Điệu tính trưởng hoặc thứ đôi khi được xem như Điệu tính của chủ âm. Một bài nhạc sử dụng những phương pháp khác sử dụng những cách hòa âm khác, ví dụ như chuyển về La, có thể được mô tả như “trong La” để thể hiện La là tông chính của bài nhạc.

Một nhạc cụ được gọi là “trong một điệu tính” khi nó được ngụ ý rằng các Cao độ là “phù hợp” với nhạc cụ đó. Ví dụ, đàn trumpet hiện đại thường được dùng trong Điệu tính Si giáng, vì các nốt được tạo ra không cần dùng đến valve của đàn, phù hợp với chuỗi hòa âm mà chủ âm của nó là Si giáng. Những nhạc cụ này được gọi là nhạc cụ chuyển (transposing instrument) khi mà các nốt được viết cho nó khác với các nốt trong một dàn giao hưởng).

Một mối quan hệ Điệu tính là mối quan hệ giữa các Điệu tính, được xác định bới hệ thống âm giai và hệ thống 12 cung (circle of fifths).